Giải pháp Săn bắn chiến phẩm

Các cộng đồng địa phương cần phải tham gia vào các quyết định về bảo tồn và quản lý đất đai, nhưng không phải trả giá bằng các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc các cá thể động vật bị săn bắn vì thể thao. Các phương pháp bảo tồn thay thế khác có thể là du lịch chụp ảnh thay vì du lịch săn bắn, và cần ủng hộ các kế hoạch giảm xung đột giữa người và động vật. Đồng thời, vẫn kiếm được thu nhập bảo tồn đáng kể mà không phải dùng đến săn động vật lấy chiến phẩm. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO), 80% lợi nhuận hàng năm của ngành du lịch đến từ những hoạt động “không đổ máu thú” như: dã ngoại, ngắm chim, leo núi, lặn biển và du lịch thám hiểm. Riêng ở Mozambique, lợi nhuận từ du lịch thám hiểm thiên nhiên hoang dã năm 2013 lên tới 3 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2012.

Vì vậy, các chính phủ trên thế giới nên đưa ra các lệnh cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm, cùng với đó là ủng hộ các phát triển thay thế mang tính đạo đức, có lợi cho cả động vật hoang dã và cộng đồng địa phương. Cấm săn động vật vì chiến phẩm sẽ mang lại động lực cần thiết để phát triển các phương pháp bảo tồn sáng tạo để bảo vệ động vật hoang dã và sự đồng tồn tại của động vật và con người. Chính phủ Anh tuyên bố họ đang xem xét việc cấm buôn bán chiến lợi phẩm từ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và mang các chiến lợi phẩm này về lại Anh là vi phạm pháp luật, việc ủng hộ nó là sự ủng hộ tội ác chống một số động vật hoang dã dễ bị tổn thương nhất thế giới. Cấm săn động vật vì chiến phẩm, cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm, chiến tích săn bắn sẽ mang lại động lực cần thiết để phát triển các phương pháp bảo tồn sáng tạo. Botswana và Kenya đã ra quyết định cấm những cuộc săn thú quy mô lớn trước tình trạng suy giảm số lượng voi và động vật ở hai quốc gia này.

Tháng 4 năm 2014, Cơ quan Dịch vụ về cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) đã thông báo tạm ngưng nhập khẩu voi bị bắn hạ trong trò săn thú từ Zimbabwe và Tanzania do lo ngại trước sự suy giảm đáng kể số lượng voi ở 2 quốc gia này. USFWS khẳng định trò săn thú ở Zimbabwe và Tanzania không bền vững và không đóng góp vào nỗ lực phục hồi số lượng các loài động vật. Cùng lúc đó, Úc cũng đã ra lệnh cấm nhập khẩu xác sư tử, trong khi Liên minh Châu Âu EU vừa ban bố thêm lệnh cấm nghiêm ngặt hơn đối với nhập khẩu một số loại thú lớn. Gần đây, hàng loạt hãng hàng không và doanh nghiệp vận chuyển quốc tế, bao gồm South African Airways và Air Emirates, Air France, KLM, Singapore Airways, Quantas, Lufthansa Cargo, British Airways và Iberia Airlines đã lần lượt tuyên bố không vận chuyển xác hổ, voi, tê giác và nhiều loại động vật lớn khác.